Giỏ hàng

TÌM LẠI GIÁ TRỊ XƯA CŨ VỚI NHỮNG ĐỒ CHƠI TRUNG THU TRUYỀN THỐNG

Hằng năm, Tết Trung Thu luôn là một dịp được cả người lớn lẫn trẻ em mong đợi, không chỉ vì bầu không khí đoàn viên hay những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon, mà còn vì những vật phẩm đặc trưng của mùa.

Mặc dù Tết Trung Thu ngày nay phần nào đã mất đi nét chân phương, mộc mạc và cảm xúc háo hức so với ngày xưa, nhưng Trung Thu vẫn luôn là một dịp lễ không thể thiếu trong tâm thức người Việt. Dù đời sống hiện đại có làm phôi phai những dấu chân xưa cũ, chẳng ai lại muốn từ chối một khoảng thời gian đặc biệt với những nét văn hóa, ẩm thực rất riêng, một dịp để ta có cớ ăn bánh, thưởng trà và sum họp cùng nhau.

Tất cả đều đang góp phần gợi nhắc, lưu giữ và duy trì vẻ đẹp của ngày Tết Trung Thu xưa, vốn đang dần bị lãng quên trong thời đại ngày nay.

Hãy cùng xem lại những món đồ chơi mang đậm dấu ấn của Trung Thu nhé.

ĐÈN ÔNG SAO

Trong dịp Trung Thu, đèn ông sao là món đồ chơi dân gian phổ biến nhất của trẻ em Việt Nam. Về ý nghĩa của chiếc đèn này, dân gian có nhiều cách lý giải khác nhau. Trên phương diện văn hóa, người phương Đông quan niệm rằng hình ảnh ngôi sao 5 cánh tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương khắc. Đây chính là biểu tượng của sự cân bằng, hòa hợp trong thế giới. Vì vậy, chiếc đèn hình ông sao có tác dụng xua đuổi ma quỷ, cầu mong sự may mắn, bình an.

ĐẦU SƯ TỬ 

Đầu sư tử là một trong những đồ chơi Trung Thu truyền thống, mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn và điềm tốt lành. Đầu sư tử đại có cốt bên trong được làm bằng song và tre, ngoài bồi bằng giấy được vẽ tay. Hiện nay, đây vẫn là món đồ chơi Trung Thu nhận được sự yêu thích của bậc phụ huynh và các bạn nhỏ.

Chính vì ý nghĩa tốt đẹp đó mà ngày nay, mỗi khi có những dịp lễ như tết Nguyên Đán, tết trung thu, kể cả khai trương, mở tiệm, người ta thường mời Lân đến múa như một lời cầu mong về những điều tốt đẹp sẽ đến, an khang thịnh vượng. Đăc biệt, ngoài rước đèn, mâm cỗ, bánh trung thu,... múa lân đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết trung thu để mang lại những màn trình diễn vui vẻ cho tất cả mọi người và náo động không khí tươi vui đem lại một ngày hội Trung thu náo nhiệt và vui vẻ hơn. 

MẶT NẠ GIẤY BỒI

Mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi truyền thống không thể thiếu trong mỗi dịp Trung Thu. Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi, cần nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ. Đầu tiên, phải lót một lớp giấy bìa vào khuôn xi măng đúc sẵn các khuôn mặt rồi bắt đầu dán. Khoảng 3, 4 lớp giấy bồi chồng lên nhau sẽ tạo thành hình một chiếc mặt nạ. Mỗi lớp giấy được kết dính với nhau bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn.

Những chiếc mặt nạ sau khi dán xong sẽ được phơi khô rồi tô màu. Mặt nạ phải phơi khô tự nhiên mới giữ được hình dáng ban đầu. Tô màu là một trong những khâu quan trọng nhất bởi nó sẽ quyết định phần “hồn” của chiếc mặt nạ.

ĐÈN CÙ HAY ĐÈN ÔNG SƯ

Đèn cù là một trong những món đồ chơi truyền thống mỗi dịp rằm tháng tám. Sở dĩ đèn có tên như vậy vì khi di chuyển, nó có thể quay như cái cù (con quay - một loại đồ chơi ngày xưa). Theo lời nghệ nhân, đèn này còn được gọi là đèn ông sư, vì chao đèn trông giống hình dạng chiếc mũ của các vị hòa thượng.

Đèn ông sư có hình dáng giống như bông hoa nhiều màu sắc đang nở. Chất liệu làm từ tre và giấy kiến bóng. Có thanh tre dài có thể cầm được đèn. Vào ban đêm có thể bỏ nến thắp sáng và đẩy đèn đi khắp xung quanh lạ mắt.

Để làm nên một chiếc đèn ông sư phải là sự kì công và tỉ mỉ của người làm. Ngày nay, có rất ít hộ gia đình còn giữ được truyền thống làm đèn ông sư này.

Nhiều người còn mô phỏng đèn ông cù này thành những biểu tượng rất to để vui tết trung thu.

Khi chơi, trẻ em thường cắm nến vào giữa chao đèn, cầm cán đẩy đèn trên mặt đất. Khi bỏ những cây nến bên trong đèn ông sư chuyển động không gian thêm lung linh, huyền ảo. Ánh sáng chiếu qua giấy bóng kính khi đèn xoay tròn sẽ tạo ra hiệu ứng lấp lánh trên mặt đất. Trong ký ức của nhiều người, vào mỗi mùa Trung thu, trẻ em khắp các phố phường lại kéo những chiếc đèn cù vừa chạy, cười đùa ríu rít... 

ĐÈN KÉO QUÂN 

Đèn kéo quân là món đồ chơi phổ biến của trẻ em Việt Nam dịp Tết đoàn viên. Đèn kéo quân làm bằng giấy bao quanh khung tre gọi là lồng kéo. Xung quanh trục đèn có những vòng trụ giấy dán hình người, thú, cảnh vật… gọi là các tầng đèn. Loại đèn này có mục đích ban đầu là để trẻ em nhớ về lịch sử, giáo dục lòng yêu nước. Sau này, người dân mở rộng nhiều đề tài khác như ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh, bác nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu...

TRỐNG BỎI 

Trống bỏi làng Báo Đáp, huyện Nam Trực (Nam Định) là món đồ chơi Trung Thu dân gian, truyền thống. Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng “tạch tạch” vui tai. Loại đồ chơi này làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như đất sét, cán nhựa, que sắt, giấy hồng, dây nylon. Mặt trống được nặn từ đất sét, cắm que sắt vào hai bên sườn rồi phơi khô. Sau khi phơi khô, hai mặt trống được bọc kín bằng giấy đỏ để tạo ra tiếng kêu đanh, gọn, vui tai đặc trưng. Công đoạn cuối là buộc dây, tra cán nhựa, làm dùi trống

TÒ HE

Tò he là một món đồ chơi quen thuộc của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ em Bắc Bộ. Chúng được làm từ bột bánh, có độ dẻo, độ dính, rất đa dạng về hình dáng và có màu sắc rực rỡ.

Công ty TNHH SK Quốc tế

//file.hstatic.net/1000377918/file/7_33a9309a5e8344aab63da046daba7627_grande.jpg
Facebook Instagram Youtube Twitter Google+ Top